Độ sụt bê tông là gì? Tiêu chuẩn, cách kiểm tra chính xác

Tính toán độ sụt bê tông luôn là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công, nhằm kiểm tra độ cứng, chắc chắn của mẫu bê tông trước khi đổ. Vậy, độ sụt bê tông là gì? Cách đo ra sao? Tham khảo câu trả lời trong nội dung tiếp theo!

Độ sụt bê tông là gì?

Đo độ sụt bê tông là một công đoạn vô cùng quan trọng trong xây dựng, dùng để đánh giá tính chất cứng hay khả năng dễ chảy dưới tác động của trọng lượng bản thân hoặc rung động từ bên ngoài. Độ sụt bê tông thường được xác định theo TCVN 3105-1993 hoặc ASTM C143-90A và ký hiệu là SN với đơn vị cen-ti-mét.Người ta sử dụng một công cụ đo độ sụt có hình nón cụt. Dụng cụ này có kích thước 203x102x305mm, được thiết kế với đáy và miệng hở. Ngoài ra còn có một que đầm hình trụ dài, đường kính bằng 16mm, dài 600mm.Độ sụt bê tông tiêu chuẩn bằng 305 trừ chiều cao của bê tông tươi. Người ta phân loại bê tông theo độ sụt thành ba loại:

  • Loại có tính chất cứng với SN < 1,3cm.
  • Loại có tính chất dẻo với SN < 8cm.
  • Loại có tính chất siêu dẻo với SN trong khoảng từ 10 đến 22cm.
Đo độ sụt bê tông là một công đoạn vô cùng quan trọng trong xây dựng
Đo độ sụt bê tông là một công đoạn vô cùng quan trọng trong xây dựng

Mục đích đo độ sụt bê tông

Việc đo độ sụt bê tông trong xây dựng là rất cần thiết, giúp đánh giá được tính đồng nhất của xi măng, đảm bảo tính ổn định, chắc chắn của công trình. Bên cạnh đó, kiểm tra độ sụt cũng giúp nhà thầu xác định được loại bê tông đó có dễ thi công hay không.Khi đo xong, người ta sẽ dùng kết quả để điều chỉnh cấp phối bằng cách thay đổi tỷ lệ trộn xi măng – nước hoặc thêm các phụ gia hóa dẻo nhằm tăng chất lượng.Đo độ sụt bê tông còn giúp nhà thầu đánh giá tổng quát về mặt kỹ thuật và thi công:

  • Về mặt kỹ thuật: Hỗn hợp bê tông được đánh giá đạt yêu cầu khi tỷ lệ hài hòa, đúng tiêu chuẩn.
  • Về mặt thi công: Độ sụt bê tông đạt chuẩn đóng vai trò như một cam kết về độ an toàn sau khi hoàn thiện công trình. Điều này chứng tỏ mẻ bê tông đã hòa trộn được phép sử dụng dưới sự đồng ý của chủ đầu tư.

Cách kiểm tra độ sụt bê tông

Thiết bị sử dụng để kiểm tra độ sụt bê tông

Khi kiểm tra độ sụt bê tông thì không thể thiếu các dụng cụ cần thiết, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chỉ số này.

  • Mâm phẳng đủ rộng.
  • Bay dùng để xoa, gạt phẳng hỗn hợp bê tông.
  • Que thép tròn để đầm.
  • Nón sụt
  • Thước bằng thép.
  • Bê tông.
Dụng cụ nón cụt dùng để đo độ sụt của bê tông
Dụng cụ nón cụt dùng để đo độ sụt của bê tông

Các bước kiểm tra

Để quá trình thi công được thuận lợi cũng như công trình sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng đạt độ an toàn tuyệt đối, cần có công đoạn kiểm tra độ sụt của bê tông. Quy trình kiểm tra thông số này trải qua 3 bước chính, cùng tham khảo trong nội dung tiếp theo.

Bước 1: Cố định dụng cụ đo

Đặt chảo trộn lên sàn bằng phẳng và làm ẩm trước, tuy nhiên không nên để nước đọng lại.Cố định nón sụt bằng 2 chân rồi chèn hỗn hợp bê tông đã hòa trộn vào đến ⅓ nón.Sử dụng que thép tròn để đầm chặt mỗi lớp 25 lần nhưng phải đảm bảo không khuấy.

Bước 2: Đổ bê tông vào nón và đầm kỹ

Tiếp tục đổ thêm ⅔ bê tông còn lại vào nón rồi nén 25 lần nữa bằng que đầm.Nếu hỗn hợp đã chuẩn bị chưa đủ làm đầy nón thì tiếp tục đổ thêm và đầm chặt như thao tác trước. Dùng que đầm thép để làm phẳng và gạt bỏ phần bê tông thừa trên bề mặt. Tiếp đến là từ từ tháo bỏ nón sụt bằng cách nâng lên theo chiều dọc trong khoảng 5 ± 2 giây. Khi nhấc lên phải cố định nón theo phương thẳng đứng, không để khối bê tông bị dịch chuyển.

» Xem thêm: Hướng dẫn bóc tách khối lượng

Bước 3: Tiến hành đo độ sụt bê tông

Sau khi đã hoàn tất 2 bước trên thì tiến hành đo độ sụt giảm theo chiều cao của bê tông. Đặt hình nón bên cạnh mẫu rồi dùng que thép nén trên nón và đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu.

Đo độ sụt của bê tông cần trải qua 3 bước chính
Đo độ sụt của bê tông cần trải qua 3 bước chính

» Xem thêm: Quy định về khoảng lùi xây dựng

Cách chọn độ sụt bê tông theo tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn chọn độ sụt bê tông

Ở mỗi hạng mục thi công, tùy vào thiết kế, tính chất sẽ có những cách đổ bê tông khác nhau như đổ tay, bơm tĩnh hay bơm cần. Bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Độ sụt bê tông từ đó cũng được thay đổi để phù hợp, giúp công trình đủ điều kiện thi công.Theo tính toán và kinh nghiệm thực tế cho thấy, độ sụt bê tông đối với công trình xây dựng nhà dân dụng sẽ được lựa chọn vào khoảng 10 ± 2 (tối đa là 12 ± 2 ở mức cao) khi dùng bơm. Trong trường hợp đổ bê tông trực tiếp mà không dùng bơm thì độ sụt nên ít hơn, khoảng 6 ± 2 là được.

Bảng định mức bê tông xi măng cho tất cả các mác 100, 200, 250

Cách chọn bê tông ứng với từng loại công trình

  • Đối với nhà nhỏ hơn 3 tầng thì có thể sử dụng bê tông mác 200. Trường hợp nhịp giữa các dầm lớn thì dùng bê tông mác 250.
  • Đối với nhà từ 4 đến 6 tầng thì dùng bê tông mác 250, trường hợp nhịp giữa các dầm lớn thì dùng bê tông mác 300.
  • Đối với nhà từ 6 đến 10 tầng thì dùng bê tông mác 300.
  • Móng nhà xưởng hay kho bãi thì nên dùng bê tông mác 300 – 400.
  • Đối với các cọc bê tông đúc sẵn hay cọc nhồi sử dụng bê tông mác 300 trở lên.
Mỗi hạng mục công trình sẽ có độ sụt và loại bê tông khác nhau
Mỗi hạng mục công trình sẽ có độ sụt và loại bê tông khác nhau

Đo đạc độ sụt bê tông trước khi xây dựng quyết định rất lớn đến độ an toàn của công trình. Vì vậy, chủ đầu tư và nhà thầu trước khi tiến hành đổ bê tông cần kiểm tra kỹ lưỡng thông số này. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho quý khách trong việc xây dựng công trình.

Trả lời