Vài năm trở lại đây, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ở nước ta ngày càng được chú trọng đầu tư, nâng cấp và xây mới nhằm nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân. Vậy kỹ thuật hạ tầng đô thị là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội? Mời quý khách cùng Mỹ Toàn Corp tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Table of Contents
Kỹ thuật hạ tầng đô thị là gì?
Kỹ thuật hạ tầng đô thị là công tác thiết kế – thi công những công trình kỹ thuật của đô thị bao gồm:
- Hệ thống cấp – thoát nước.
- Hệ thống cung cấp đèn điện chiếu sáng.
- Hệ thống công trình xăng – dầu – khí đốt.
- Hệ thống thông tin liên lạc như truyền hình cáp, mạng Internet phủ sóng,…
- Hệ thống thu gom – xử lý chất thải, nước sinh hoạt và công nghiệp.
- Hệ thống giao thông đô thị như cầu, đường, cống,…
Những công trình kỹ thuật của đô thị này không chỉ đảm bảo sự tiện nghi trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người, mà còn là nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội.
Kỹ thuật hạ tầng đô thị gồm những gì?
Hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm 2 hạng mục chính:
- Mạng lưới công trình kỹ thuật: Đây là yếu tố then chốt trong việc cung cấp các công trình, cơ sở hạ tầng đô thị. Có thể kể đến một vài công trình trong mạng lưới này như: hệ thống cáp điện có đường dây, nhà máy thủy điện, trạm biến áp, hệ thống tuyến đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước có đường ống, trạm bơm,…
- Nhu cầu sử dụng hạ tầng đô thị: Đây là yếu tố quan trọng trong việc thiết lập và quản lý cơ sở hạ tầng. Bởi các đối tượng hạ tầng luôn phản ánh đúng nhu cầu sử dụng đối với hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được chia như thế nào?
Cơ sở hạ tầng đô thị được chia thành nhiều loại, bao gồm:
Theo kinh tế – xã hội
Dựa vào tiêu chí kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng được phân thành những loại như sau:
- Cơ sở hạ tầng kinh tế: Gồm các công trình phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa. Ví dụ như: hệ thống đường sá, bến cảng, sân bay,…
- Cơ sở hạ tầng xã hội: Gồm các công trình phục vụ cho hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống con người. Ví dụ như: trường học, bệnh viện, trạm y tế, các công trình công cộng khác.
- Cơ sở hạ tầng môi trường: Gồm các công trình phục vụ cho việc bảo vệ, cải tạo môi trường của con người. Ví dụ như: công trình xử lý chất thải, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất – rừng – biển,…
- Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng: Gồm hệ thống cơ sở sản xuất, bảo quản, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,…
Theo cấp quản lý
Tùy theo cấp quản lý, cơ sở hạ tầng sẽ được phân chia sao cho phù hợp, giúp các cấp chính quyền nâng cao tính chủ động trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, biện pháp quản lý và sử dụng cơ sở hạ tầng cũng được đảm bảo tốt. Cụ thể:
- Các cấp trung ương sẽ quản lý cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như hệ thống đường quốc lộ, sân bay, bến cảng, đường sắt,…
- Cơ quan ban ngành, địa phương sẽ quản lý các công trình thuộc tỉnh/huyện/xã/phường như cầu đường, kênh rạch, giáo dục, y tế, cơ sở văn hóa,…
Theo khu vực lãnh thổ, dân cư
Tại mỗi vùng, mỗi khu vực, cơ sở hạ tầng sẽ được phân chia thành nhiều hình thái như: cơ sở hạ tầng nông thôn, đô thị, đồng bằng, kinh tế biển,…
Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Có thể thấy, cơ sở hạ tầng đô thị là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Vì thế, thi công hạ tầng kỹ thuật góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một nền kinh tế.
Trong kinh tế
Hệ thống này tạo ra hạ tầng kỹ thuật cho đô thị, được xem là tài sản gốc và tính trong tổng giá trị sản phẩm của quốc gia. Bên cạnh đó, nó còn có những ý nghĩa lớn về mặt sản xuất, vận chuyển hàng hóa và là một trong những yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm.
Có thể nói, hạ tầng đô thị đóng vai trò rất lớn đến việc phát triển kinh tế của một khu vực nói riêng và cả quốc gia nói chung. Chính vì điều này, ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế mà tất cả các khu vực đều tập trung phát triển và đầu tư.
Trong văn hóa – xã hội
Cơ sở kỹ thuật hạ tầng càng phát triển thì hoạt động đô thị vận hành ngày càng hiệu quả, từ đó nâng cao văn minh và chất lượng cuộc sống cho đô thị. Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật của đô thị còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng, đồng thời kéo gần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
» Tham khảo ngay: Các công trình hạ tầng kỹ thuật thực tế thi công bởi Mỹ Toàn
Qua những thông tin về hạ tầng kỹ thuật đô thị, mong rằng sẽ giúp quý khách có thêm kiến thức về lĩnh vực này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hạ tầng đô thị, quý khách vui lòng liên hệ với Mỹ Toàn Corp để được giải đáp và nhận tư vấn về các dịch vụ xây dựng tốt nhất.