Hàm lượng thép trong bê tông cực kỳ quan trọng, quyết định đến kết cấu công trình có vững chắc hay không, đồng thời giúp chủ đầu tư dự trù được chi phí xây dựng ban đầu, hạn chế “đội” chi phí. Vậy, hàm lượng cốt thép là gì? Tiêu chuẩn ra sao? Tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài viết sau!
Table of Contents
Giới thiệu về hàm lượng thép trong bê tông
Bê tông cốt thép là gì?
Trước đây, vật liệu xây nhà phổ biến nhất đó là đất sét trộn với một số nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Người ta đã ứng dụng việc xây nhà với nguyên liệu này hàng ngàn năm cho đến khi bê tông ra đời. Một loại vật liệu mang nhiều ưu điểm vượt trội, có khả năng khắc phục hầu hết những nhược điểm của hỗn hợp đất sét truyền thống.
Đến ngày nay, bê tông đã trở thành vật liệu chính trong tất cả các công trình lớn, nhỏ với những đặc tính như độ bền cao, chịu lực, nén tốt, chống cháy, ẩm và dễ dàng tạo hình.
Tại sao cần có hàm lượng thép trong bê tông?
Tuy nhiên, để đảm bảo công trình có sự vững chắc tuyệt đối, đặc biệt là những tòa nhà cao tầng thì bê tông cần có lực kéo tốt. Trong khi bê tông thông thường chỉ có lực kéo vào khoảng 1/10, 1/20 so với cường độ chịu nén thực tế. Vì vậy, để tăng lực kéo, bảo vệ công trình, người ta thường sẽ thêm hàm lượng thép trong bê tông.
Theo nghiên cứu, khả năng chịu lực kéo của thép rất tốt, tạo sự cân bằng cho công trình. Bê tông được thêm kết cấu thép bên trong có độ bền cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống, đảm bảo tính bền vững về lâu dài. Ngoài ra, bê tông cốt thép cũng rất dễ dàng tạo hình, phù hợp với nhiều loại hình công trình khác nhau.Thiết kế thêm hàm lượng thép trong bê tông gần như là bắt buộc tại mọi công trình. Vậy, hàm lượng cốt thép trong bê tông là bao nhiêu? Theo dõi trong nội dung tiếp theo của bài viết!
» Xem chi tiết: Định mức cấp phối bê tông
Hàm lượng thép trong bê tông là bao nhiêu?
Hàm lượng thép trong bê tông tiêu chuẩn
Hàm lượng thép trong bê tông khi pha trộn cần phải tính toán rất kỹ lưỡng, bởi điều này quyết định đến sự chắc chắn của từng bộ phận như móng, cột, dầm, sàn,… Mỗi bộ phận đều cần có hàm lượng thép trong bê tông khác nhau và được ước lượng như sau:
- Hàm lượng cốt thép tối thiểu là min = 0,05%. Giá trị này được xác định nhằm đảm bảo dầm bê tông cốt thép không bị phá hoại bởi các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, giá trị tối thiểu này còn giúp khả năng kháng uốn trong dầm bê tông cốt thép bằng với dầm thường và được quy định rõ ràng trong tiêu chuẩn về thi công xây dựng.
- Hàm lượng cốt thép tối đa được xác định dựa trên quan điểm, kinh nghiệm của chủ thầu. Tuy nhiên, hàm lượng tối ưu nhất được xác định đó là max = 3 – 6%. Tùy vào mục đích, ngân sách xây dựng mà chủ đầu tư và nhà thầu có thể thống nhất về lượng cốt thép cần sử dụng.
- Hàm lượng cốt thép cao nhất trong dầm thường được xác định là max = 2%, trong đó, tỷ lệ lý tưởng nhất là 1,2 đến 1,5%.
» Xem thêm: Hướng dẫn bóc tách khối lượng
Bảng ước lượng tỷ lệ thép trong bê tông tiêu chuẩn
Bảng ước lượng tỷ lệ thép trong 1m3 bê tông
Cấu kiện | ∅ ≤ 10 (kg/m3) | ∅ ≤ 18 (kg/m3) | ∅ > 18 (kg/m3) |
Móng | 20 | 30 | 50 |
Dầm móng | 25 | 120 | 30 |
Cột | 30 | 60 | 75 |
Dầm | 30 | 85 | 50 |
Sàn | 90 | ||
Lanh tô | 80 | ||
Cầu thang | 75 | 45 |
Bảng ước lượng tỷ lệ này dùng để áp dụng cho nhà dân dụng, yêu cầu về mức độ chịu lực không quá cầu kỳ. Còn đối với những loại công trình nhà xưởng, cửa hàng thì sẽ có thông số khác. Để biết rõ hơn về tiêu chuẩn hàm lượng tỷ lệ cốt thép chi tiết, quý khách có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Mỹ Toàn qua hotline.
Lưu ý về hàm lượng cốt thép trong bê tông
- Hàm lượng thép trong bê tông cần được tính toán kỹ lưỡng và chỉ được phép nằm trong khoảng min, max quy định.
- Không được để hàm lượng thép quá ít trong bê tông đối với các hạng mục cột, dầm, sàn hay móng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ vững chắc và chất lượng sau này của công trình.
- Lượng thép không đủ trong bê tông cũng khiến lực kéo bị hạn chế rất nhiều, làm giảm khả năng chịu lực, nhất là đối với sàn, cột, dầm.
- Ngược lại, hàm lượng cốt thép trong bê tông quá nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công trình. Khung thép sẽ phải chịu toàn bộ lực kéo trong trường hợp bê tông bị phá vỡ. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều cốt thép cũng gây dư thừa, lãng phí, khiến chi phí xây dựng tăng lên rất nhiều so với thực tế.
» Chi tiết: Tiêu chuẩn kiểm tra độ sụt bê tông
Tóm lại, chỉ nên kết hợp thép với bê tông theo một tỷ lệ nhất định, phù hợp với yêu cầu của hạng mục thi công. Điều này giúp phát huy được toàn bộ ưu điểm vượt trội của 2 loại vật liệu, đem lại kết cấu vững chắc cho công trình dù là lớn hay nhỏ.
Việc xác định hàm lượng thép trong bê tông chính xác giúp bảo đảm sự vững chắc và an toàn cho công trình, đồng thời hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu dự trù kinh phí xây dựng tốt hơn. Hy vọng với những thông tin cũng như lưu ý về việc xác định hàm lượng cốt thép sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình thi công.