Khu công nghiệp là gì? So sánh sự khác nhau với khu chế xuất

Khu công nghiệp là gì? Khu công nghiệp được hiểu là vùng có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định trong Nghị định số 82/2018/NĐ-CP. Khu công nghiệp được phân theo nhiều loại dựa vào các tiêu chí sau: quy mô, chủ đầu tư, trình độ kỹ thuật,… Nhờ các khu công nghiệp, Nhà nước có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như tạo công ăn, việc làm cho người lao động.

Khu công nghiệp là gì?

Theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, khái niệm khu công nghiệp “là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi “Thế nào là khu công nghiệp?”.

Khu công nghiệp có đặc điểm gì?

  • Thường không có dân cư sinh sống.
  • Chuyên chế biến, sản xuất những mặt hàng công nghiệp cũng như cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp như: hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, logistics,…
  • Những doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trong khu công nghiệp đều được hưởng nhiều chính sách ưu đãi: miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp,…
  • Mỗi khu công nghiệp có một ban quản lý riêng. Mỗi ban quản lý đều có tài khoản, tư cách pháp nhân, con dấu in hình quốc huy, được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí quản lý và hoạt động.
Đặc điểm của khu công nghiệp là gì?
Đặc điểm của khu công nghiệp là gì?

Phân loại các khu công nghiệp

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, các khu công nghiệp được phân loại như sau:

Theo mức độ cũ – mới

  • Những khu công nghiệp cũ được xây dựng trong thời kỳ bao cấp (trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990): Khu công nghiệp Thượng Đình – Hà Nội, Việt Trì, Gang thép Thái Nguyên,…
  • Những khu công nghiệp cải tạo và được hình thành trên cơ sở các xí nghiệp đang hoạt động.
  • Những khu công nghiệp mới xuất hiện trên địa bàn (hiện có khoảng 20 khu công nghiệp).

Theo mức độ hoàn thành của việc xây dựng

Khu công nghiệp sẽ được tách thành 2 nhóm: đã và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng (các công trình bảo vệ môi trường, cấp điện, nước, thoát nước mưa, giao thông nội khu, xử lý nước thải,…). Đây là điều bạn cần biết sau khi tìm hiểu “Khu công nghiệp là gì?”.

Phân loại khu công nghiệp theo mức độ hoàn thành của việc xây dựng
Phân loại khu công nghiệp theo mức độ hoàn thành của việc xây dựng

Theo tình trạng cho thuê

Dựa vào tiêu chí này, khu công nghiệp có thể chia thành ba nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%. Bạn cần biết tiêu chí này sau khi tìm hiểu “Khu công nghiệp là gì?”.

Theo quy mô

Dựa vào quy mô, khu công nghiệp được chia thành 3 nhóm: nhỏ, vừa và lớn. Trong đó, các tiêu chí quan trọng được xem xét kỹ gồm: tổng vốn đầu tư, số lao động và giá trị gia tăng. Những khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ phải được sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong những năm gần đây, Nhà nước thường chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để tăng hiệu quả sản xuất. Bạn cần biết tiêu chí này sau khi tìm hiểu khái niệm “Khu công nghiệp là gì?”.

Dựa vào quy mô để phân loại khu công nghiệp
Dựa vào quy mô để phân loại khu công nghiệp

Theo trình độ kỹ thuật

Dựa vào tiêu chí này, khu công nghiệp được chia thành 2 nhóm:

  • Những khu công nghiệp bình thường, chưa sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại.
  • Những khu công nghiệp công nghệ cao, sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại: công nghệ điện tử, thông tin, sinh học,…

Theo chủ đầu tư

  • Những khu công nghiệp gồm doanh nghiệp và dự án đầu tư trong nước.
  • Những khu công nghiệp gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong và ngoài nước.
  • Những khu công nghiệp gồm doanh nghiệp và dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Theo tính chất của kinh tế, xã hội

Các khu công nghiệp gồm những xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm và không có dân cư. Dần dần, những khu công nghiệp này sẽ trở thành thị trấn, thị xã hoặc thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện mà Nhà nước đang hướng đến trong các khu công nghiệp. Đây là điều cần biết sau khi tìm hiểu “Khu công nghiệp là gì?”.

Theo lãnh thổ

Dựa vào tiêu chí này, khu công nghiệp được xây dựng ở ba miền (Bắc, Trung, Nam), các vùng kinh tế trọng điểm hoặc những tỉnh, thành nhằm khai thác thế mạnh của mỗi vùng. Điều này giúp các khu vực phát triển tương đối đồng đều, giúp nền kinh tế trong nước phát triển bền vững.

» Xem chi tiết: Các khu công nghiệp lớn ở TPHCM

Vai trò của khu công nghiệp là gì?

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Khu công nghiệp chính là nơi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước mạnh nhất. Nhờ các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn từ Nhà nước, cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng hiện đại, biến khu công nghiệp thành “mảnh đất màu mỡ”, thu hút những doanh nghiệp trong nước đến khai thác và sản xuất. Bạn cần lưu ý điều này sau khi biết “Khu công nghiệp là gì?”.

Đồng thời, đây cũng là nơi tập trung nhiều vốn đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia. Nhờ nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công rẻ, Việt Nam là thị trường tiềm năng và được nhiều công ty nước ngoài săn đón. Đây là điều bạn cần biết sau khi tìm hiểu về khái niệm “Khu công nghiệp là gì?”.

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước là đáp án cho câu hỏi “Vai trò của khu công nghiệp là gì?”
Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước là đáp án cho câu hỏi “Vai trò của khu công nghiệp là gì?”

Học hỏi kỹ năng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Trong các khu công nghiệp, ngoài doanh nghiệp Việt Nam thì có nhiều xưởng sản xuất và chế biến của những tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Đây là cơ hội để Việt Nam học hỏi, phát triển kỹ năng, công nghệ và trình độ.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ. Đây là ngành cung ứng chéo nguồn nguyên liệu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển. Bạn cần biết điều này sau khi tìm hiểu “Khu công nghiệp là gì?”.

Tạo công ăn, việc làm cho người dân

Nhiều khu công nghiệp được xây dựng và hoạt động sẽ tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu người lao động trên khắp cả nước. Nhờ vậy, tỷ lệ thất nghiệp và tệ nạn xã hội sẽ giảm. Ngoài ra, các công nhân làm trong khu công nghiệp được đào tạo về kỹ năng, trình độ để nâng cao tay nghề. Điều này nhằm tạo nên lực lượng lao động chất lượng và góp phần cải thiện đời sống của người dân.

Nhờ các khu công nghiệp, người lao động có công ăn việc làm ổn định
Nhờ các khu công nghiệp, người lao động có công ăn việc làm ổn định

Thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và phát triển đô thị mới

Nhiều khu công nghiệp được xây dựng, phát triển sẽ trở thành điểm thu hút vốn đầu tư lớn, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất. Đây chính là cơ hội tốt để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương và trên cả nước. Từ đó, đời sống người dân được nâng cao và rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo. Đây là điều bạn cần biết sau khi tìm hiểu khái niệm “Khu công nghiệp là gì?”.

So sánh sự khác nhau giữa khu công nghiệp và khu chế xuất

Tiêu chí Khu công nghiệp Khu chế xuất
Khái niệm Khu công nghiệp là là khu vực chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp và cung cấp các dịch vụ sản xuất công nghiệp. Tại đây doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài đều có thể hoạt động. Khu chế xuất là khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
Mục tiêu thành lập Khu công nghiệp được thành lập với mục tiêu là các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, mục đích thành lập là để thu hút các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước đều có thể lựa chọn thuê nhà xưởng tại các khu công nghiệp. Khu chế xuất có phạm vị hoạt động sản xuất hạn chế hơn. Khu chế xuất được thành lập để tổ chức hoạt động sản xuất xuất khẩu, với mục đích thu hút các Doanh nghiệp nước ngoài.
Tính chất địa lý Ranh giới địa lý của các khu công nghiệp cho thuê nhà xưởng là hệ thống hàng rào. Khu chế xuất có ranh giới địa lý là biên giới hải quan và thuế quan của quốc gia. Các khu chế xuất phải có hàng rào thuế quan tách biệt hoàn toàn với các doanh nghiệp bên ngoài.
Chính sách ưu đãi Khu công nghiệp là hình thức sản xuất phổ biến. Vì vậy, chính sách ưu đãi đối với khu công nghiệp chỉ ở mức cơ bản nhất định. Các doanh nghiệp trong khu chế xuất có thể nhập khẩu số lượng nguyên liệu không giới hạn. Các tổ chức này cũng không phải chịu thuế bán hàng và thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm sản xuất và xuất khẩu. Các doanh nghiệp ở đây cũng được hỗ trợ làm thủ tục hải quan nhanh chóng, nhưng bù lại thì yêu cầu của Doanh nghiệp tại khu chế xuất sẽ khắt khe hơn.

» Xem chi tiết: Khu chế xuất là gì?

Lời kết

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được những đặc điểm và vai trò của khu công nghiệp. Nếu muốn mua vật liệu xây dựng hoặc thi công hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, bạn hãy liên hệ MỸ TOÀN CORP để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời