Thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị | Mỹ Toàn Corp

Thi công hạ tầng kỹ thuật là nội dung quan trọng trong hệ thống đô thị, giúp kết nối đô thị với nhau, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế thông qua lợi thế của từng đô thị. Đồng thời, các biện pháp thi công hạ tầng kỹ thuật cũng góp phần tạo động lực nội tại cho các đô thị, tạo điều kiện sinh hoạt, sản xuất thuận lợi cho con người, góp phần cho sự phát triển bền vững của khu đô thị.

Thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
Thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

Thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị là gì?

Thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị là các cơ sở hạ tầng phục vụ cho công trình đô thị gồm:

  • Hệ thống công trình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,…
  • Hệ thống cấp thoát nước: thu nước, công trình xử lý, trạm bơm, thủy đài, mạng tuyến ống truyền dẫn,…
  • Hệ thống chiếu sáng công cộng: Cung cấp ánh sáng đảm bảo cho các hoạt động về đêm, tăng tính thẩm mỹ cho đô thị.
  • Hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa: Tạo không gian xanh cho đô thị, giảm bụi và tăng giá trị thẩm mỹ cho đô thị.
  • Hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý rác: Giúp bảo vệ môi trường, “lá phổi xanh” cho khu đô thị, khu dân cư.
  • Hệ thống thông tin, tín hiệu, điện thoại.
  • Hệ thống cung cấp điện, gas.

Ở nước ta, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và đang từng bước hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.

Yêu cầu và nội dung giám sát thi công hạ tầng kỹ thuật

Khi thi công hạ tầng kỹ thuật phải tuân theo những yêu cầu và nội dung cơ bản của Luật Xây dựng, Nghị định Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng ban hành.

Cơ sở pháp lý để giám sát việc thi công hạ tầng kỹ thuật:

  • Thi công hạ tầng kỹ thuật phải đúng theo hồ sơ thiết kế của cơ quan tư vấn và hồ sơ đó phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu của Nhà nước phải do Bộ Xây dựng đồng ý.
  • Hợp đồng phải được ký kết giữa chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thực hiện dự án.

Công tác giám sát thi công:

  • Kiểm tra, rà soát để đảm bảo tính pháp lý và chất lượng vật tư trước khi đưa vào công trình.
  • Thi công công trình ngầm (hố móng, mương đặt ống,…).
  • Công tác xây dựng phần nổi và lắp đặt thiết bị.
  • Công tác lấp đất.
  • Công tác thử không tải trước khi đấu nối vào hệ thống hiện có.
  • Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi đưa vào sử dụng.
  • Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình cuối cùng trước khi nghiệm thu chính thức.
Yêu cầu và nội dung giám sát thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị
Yêu cầu và nội dung giám sát thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị

Kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng trước và trong thi công

Các công việc này phải do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định. Trách nhiệm của cán bộ giám sát thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị là phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng vật liệu trong quá trình thi công.

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, dự toán của công trình để kiểm tra các chủng loại vật tư công trường:

  • Vật liệu rời như cát, sỏi, xi măng có đúng chủng loại, nơi sản xuất hay không?
  • Độ tinh khiết của vật liệu có lẫn tạp chất hoặc kết hợp với vôi phong hóa, xi măng đã quá hạn sử dụng hay không?

Các cấu kiện được đúc sẵn và gia công tại công xưởng:

  • Phải có chứng chỉ sản xuất từ nơi sản xuất.
  • Quy trình bảo dưỡng bê tông và kiểm tra cường độ bê tông có đạt mác theo chỉ định của bên tư vấn không.
  • Chứng chỉ cốt thép, cấu tạo trong cấu kiện bê tông theo các yêu cầu trên để đảm bảo chất lượng công trình, ngăn chặn kịp thời các vật tư kém chất lượng trước khi đưa vào công trình xây dựng như: gạch thủ công, thép gia công, xi măng kém chất lượng,…

Cấp nước ngoài nhà

Hệ thống cấp nước là các công trình thu nước, vận chuyển, xử lý, điều hòa và phân phối nước.

  • Công trình thu nước có nhiệm vụ là thu nước từ nguồn.
  • Công trình vận chuyển nước từ trạm bơm cấp 1 và thứ cấp.
  • Công trình điều hòa nước ở đài nước và bể chứa nước sạch.

Giám sát thi công hạ tầng hệ thống cấp nước ngoài nhà phải tuân thủ đúng theo quy định do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ban hành.

Cơ sở pháp lý giám sát việc thi công công trình cấp nước là thi công, lắp đặt phải đúng theo hồ sơ thiết kế của cơ quan tư vấn và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thoát nước ngoài nhà

Các thủ tục hành chính để lắp đặt cống thoát nước ngoài nhà vào hệ thống cống thoát nước của thành phố phải được cơ quan quản lý chuyên ngành xem xét, kiểm tra và thỏa thuận vị trí, kết cấu đầu nối vào hệ thống cống ngầm thành phố.

Khi thi công hệ thống thoát nước ngoài nhà cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Giám sát chặt chẽ về cốt đáy cống, độ dốc cống, các ga thu nước, ga thăm,..
  • Hệ thống thu nước ngoài nhà phải có 2 loại kết cấu xây dựng.

Chiếu sáng công cộng

Đây là hệ thống có vai trò quan trọng trong việc tạo tính thẩm mỹ cho đô thị, cung cấp ánh sáng cho đô thị khi hoạt động về đêm và tạo bộ mặt thứ 2 cho đô thị.

Chiếu sáng công cộng được phân thành nhiều loại khác nhau:

  • Dựa vào chức năng, chiếu sáng đô thị phân thành các hệ thống: chiếu sáng đường phố, chiếu sáng công viên, chiếu sáng kiến trúc.
  • Dựa vào vật tư, vật liệu, phụ kiện, hệ thống chiếu sáng công cộng phân thành các hạng mục ẩn giấu (phần ngầm) như: móng cột, cáp ngầm, ống bảo vệ cáp ngầm,… và phần nổi gồm cột đèn, chóa đèn, cáp treo, tủ điều khiển, trạm biến áp,…

Khi giám sát xây dựng, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng cần lưu ý: Việc giám sát phải được thực hiện tương tự như thi công hệ thống điện hạ thế và chú ý đến yếu tố thẩm mỹ trong quá trình thi công.

Hệ thống chiếu sáng công cộng
Hệ thống chiếu sáng công cộng

Cây xanh, công viên và vườn hoa

Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị của hệ thống cây xanh gồm: vườn hoa, công viên, dải phân cách và hệ thống cây xanh đường phố.

Quy định về công tác giám sát, thi công hệ thống cây xanh, vườn hoa, công viên phải được triển khai theo quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên của thành phố. Cho nên, các cấp, ban ngành đang rất quan tâm đến vấn đề này và đưa ra các phương án thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải nhằm giảm và hạn chế lượng bụi trong thành phố.

Đối với các loại phế thải sinh hoạt phải được chôn lấp tại bãi chôn sao cho hợp vệ sinh, giám sát hoạt động của bãi trong quá trình chôn lấp, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đối với phế thải y tế thì sẽ xử lý bằng phương pháp đốt, vì thế cần chú ý nhiệt độ trong lò để đảm bảo tiêu diệt được vi khuẩn sống ở nhiệt độ thấp gây bệnh.

Đối với phế thải công nghiệp thì có thể áp dụng 2 phương án: chôn lấp và đốt ở nhiệt độ cao.

Hệ thống giao thông

Các yêu cầu về giám sát thi công, sửa chữa và duy trì hệ thống giao thông trong đô thị cũng phải tuân thủ theo Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình thi công, sửa chữa, duy trì hệ thống, đường giao thông. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi công hạ tầng giao thông. Đồng thời, bộ phận giám sát cũng phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý chất lượng để đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công, đặc biệt là đối với công tác sửa chữa, duy trì.

Ngoài ra, bộ phận giám sát cũng phải kiểm tra vật tư, vật liệu, cấu kiện đúc sẵn thông qua chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết quả thí nghiệm do phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện. Đối với các hạng mục ẩn dấu trước khi thi công phải giám sát chặt chẽ, nghiệm thu từng công việc. Đối với thi công sửa chữa, duy trì thì việc ghi chép phải có sổ ghi chép, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, bổ sung và phát sinh thường xuyên.

Thi công hạ tầng giao thông
Thi công hạ tầng giao thông

Cung cấp năng lượng và thông tin liên lạc

Hệ thống cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc được giám sát theo yêu cầu riêng của chuyên ngành. Tuy nhiên, cần chú ý giám sát các hạng mục thi công trong đô thị như:

  • Rãnh cáp ngầm: Không được để ảnh hưởng đến công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có. Trên bề mặt tuyến cáp phải có các dấu hiệu như rải gạch chỉ, rải lưới báo điện cáp, cắm các cột mốc cảnh báo xâm phạm, cập nhật tuyến cáp thực tế và hồ sơ hoàn công.
  • Các hệ thống cống bể trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường. Chú ý các cấu kiện bê tông phải đảm bảo tính chịu lực, bề mặt cống phải bằng phẳng. Vật liệu tiếp giáp với đường phải cùng chất liệu với vỉa hè, lề đường hiện có.

Nghiệm thu công tác thi công hạ tầng kỹ thuật

Đây là công việc phải làm thường xuyên của chủ đầu tư với các đơn vị thi công và đơn vị có liên quan. Các bên tham gia phải tiến hành đo, so sánh thiết kế với tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, đánh giá kết quả công việc và chất lượng công việc.

Kết quả nghiệm thu phải được thể hiện bằng biên bản và khi nghiệm thu các giai đoạn xây lắp cũng phải đo, kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng của toàn bộ công trình.

Khi nghiệm thu công trình, hạng mục đưa vào sử dụng phải có hồ sơ hoàn công, trong đó có đầy đủ bản vẽ, biên bản nghiệm thu công việc thi công, giai đoạn xây lắp, chứng chỉ vật tư, vật liệu, cấu kiện đúc sẵn, kết quả thí nghiệm, kiểm định.

Đơn vị nhận bàn giao cũng phải kiểm tra hồ sơ hoàn công, kiểm tra hạng mục, công trình, nếu đạt yêu cầu thì mới ký nhận bàn giao. Nếu chưa thì yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công khắc phục, hoàn chỉnh và tổ chức phúc tra lại trước khi ký nhận bàn giao.

Trên đây là những chia sẻ về các hạng mục thi công hạ tầng kỹ thuật đô thị. Quý khách cần tham khảo bản vẽ biện pháp thi công hạ tầng kỹ thuật hoặc thuyết minh biện pháp thi công hạ tầng kỹ thuật hay các công trình dự án thì hãy liên hệ với Mỹ Toàn Corp. Chúng tôi là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giải đáp thắc mắc cũng như đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách.

Trả lời