Top 5 xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất trong tương lai

Các vật liệu xây dựng mới hiện nay không chỉ đáp ứng được mục đích sử dụng tại công trình mà còn được sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, đảm bảo tính hiện đại, tiện nghi, thông minh cho không gian sống.

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến xu hướng lựa chọn vật liệu xây dựng cũng như thông tin về những loại vật liệu mới, được ứng dụng rộng rãi tại các công trình trong tương lai.

Các loại vật liệu xây dựng mới đang dần thay thế cho vật liệu truyền thống
Các loại vật liệu xây dựng mới đang dần thay thế cho vật liệu truyền thống

Vật liệu mới là gì?

Hiểu một cách đơn giản, vật liệu mới là những vật liệu được tạo ra để thay thế cho vật liệu truyền thống. Việc thay thế này phải mang đến những lợi ích thiết thực và giá trị tích cực hơn, đồng thời phải hướng đến mục tiêu thân thiện với môi trường.

Hiện nay, vấn đề nghiên cứu, phát triển vật liệu xây dựng mới vẫn đang được đầu tư mạnh mẽ để phục vụ tốt nhất cho các công trình trong tương lai và hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường, khí hậu.

Xu hướng phát triển của vật liệu xây dựng mới trong tương lai

Vật liệu xây dựng mới sẽ tạo nên một bước phát triển vượt bậc cho ngành xây dựng trong tương lai. Theo xu hướng phát triển trong tương lai, vật liệu xây dựng mới không chỉ thỏa mãn yêu cầu về bảo vệ sức khỏe, môi trường, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng mà còn tối ưu về chi phí để mở rộng phạm vi sử dụng.

Theo xu hướng phát triển của các loại vật liệu mới hiện nay thì vật liệu xanh (vật liệu tái chế, không nung,…) được khuyến khích sử dụng. Vì đây là giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính.

Ước tính trong năm 2020, đã có 20 – 30% vật liệu xây dựng mới được ứng dụng để thay thế cho vật liệu truyền thống. Đồng thời, đã có 15 – 20 triệu tấn phế thải được tái sử dụng để tạo ra các vật liệu mới có khả năng ứng dụng trong xây dựng.

Top 5 xu hướng vật liệu xây dựng mới nhất trong tương lai

Các vật liệu mới đã tạo nên một bước tiến mới, đột phá trong ngành xây dựng. Tiêu biểu có thể kể đến các vật liệu sau đây.

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng mới đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều công trình hiện nay. Loại vật liệu này được cấu tạo từ các hộp Ubot sắp xếp theo từng hàng và liên kết với nhau bằng thanh nối.

Mỗi hộp Ubot sẽ được thiết kế gồm 4 chân để cố định trên bề mặt sàn và xả khí trong trường hợp xảy ra cháy, nổ. Kích thước cơ bản của hộp Ubot là 52 x 52cm (dài x rộng), chiều cao có thể linh hoạt thay đổi từ 10 – 28cm.

Sàn phẳng Ubot được ứng dụng rộng rãi trong các công trình lớn
Sàn phẳng Ubot được ứng dụng rộng rãi trong các công trình lớn

Ưu điểm của sàn phẳng Ubot

Loại vật liệu xây dựng mới này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về kích thước, tính tiện lợi, khả năng chịu lực nén,… mang đến lợi ích về kinh tế và thân thiện với môi trường. Cụ thể như sau:

  • Về kích thước: Các hộp Ubot cấu tạo của sàn phẳng Ubot có kích thước nhỏ, có thể xếp chồng lên nhau, thuận tiện cho việc sắp xếp, vận chuyển.
  • Dễ dàng lắp đặt: Thi công sàn phẳng Ubot khá dễ dàng, hoàn toàn có thể thực hiện bằng sức người mà không cần máy móc hỗ trợ như nhiều loại sàn khác. Cũng chính vì thế, sử dụng loại sàn này là giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn hiệu quả.
  • Độ bền cao: Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng mới được đánh giá rất cao về độ bền với khả năng chịu lực nén tốt, chống cháy hiệu quả. Đặc biệt, loại sàn này sau khi thi công hoàn chỉnh không bị biến dạng bởi quá trình đổ bê tông và có thể sử dụng ngoài trời trong thời gian dài.

» Xem thêm: Bảng định mức bê tông tất cả các mác

Bê tông màu xanh lá cây

Bê tông màu xanh lá cây là thành quả của quá trình nghiên cứu, sáng tạo không ngừng nghỉ của một nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Teknologi MARA – Malaysia. Đây là loại bê tông có trọng lượng nhẹ gấp nhiều lần so với bê tông truyền thống vì được cấu tạo từ tro bay, cốt liệu bê tông tái chế, nhôm sợi,… Tuy trọng lượng nhẹ và được tạo thành từ những vật liệu khá đơn giản nhưng loại bê tông này vẫn có độ bền, cứng tương đương bê tông truyền thống.

Với những ưu điểm nổi trội, việc ứng dụng vật liệu xây dựng mới này trong các công trình đang dần trở nên phổ biến. Trong tương lai, chúng vẫn có nhiều tiềm năng để phát triển và thay thế cho các loại bê tông truyền thống.

Graphene

Graphene - Vật liệu siêu cứng, trọng lượng nhẹ
Graphene – Vật liệu siêu cứng, trọng lượng nhẹ

Graphene là một vật liệu xây dựng mới sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, đặc biệt là độ cứng cực cao (tương đương với thép) nhưng trọng lượng vô cùng nhẹ. Theo xu hướng phát triển trong tương lai, Graphene có thể kết hợp với một số vật liệu truyền thống khác để tạo nên những công trình bền bỉ, ấn tượng.

» Chi tiết thêm: Hàm lượng cốt thép trong bê tông đúng chuẩn

Việc ứng dụng loại vật liệu này hiện nay vẫn là một vấn đề lớn, gây nhiều khó khăn. Bởi Graphene cần được tạo ra với quy trình sản xuất kỹ thuật quy mô lớn, tốn kém chi phí. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu do Ivan Vlassiouk làm trưởng nhóm đã tiến hành sản xuất Graphene theo một kỹ thuật mới gọi là “Kỹ thuật hơi hóa chất”. Chính vì thế, trong tương lai, loại vật liệu này chắc chắn sẽ được ứng dụng rộng rãi, phổ biến hơn.

Sợi gỗ Balsa

Là một loại vật liệu xây dựng mới, chưa được ứng dụng rộng rãi trên thị trường do giá thành cao và quy trình sản xuất phức tạp. Tuy nhiên, loại vật liệu này lại sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt là độ cứng cao và trọng lượng nhẹ.

Vật liệu mới từ tơ nhện tổng hợp

Tơ nhện nhân tạo có thể thay thế nhựa trong tương lai
Tơ nhện nhân tạo có thể thay thế nhựa trong tương lai

Với độ bền cao, tơ nhện từ lâu đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà khoa học. Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã tiến hành nghiên cứu và tạo ra tơ nhện nhân tạo bằng kỹ thuật in 3D. Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ tạo ra một loại vật liệu xây dựng mới từ tơ nhện nhân tạo, có thể ứng dụng rộng rãi trong tương lai.

» Xem thêm: Bóc tách khối lượng công trình

Sự ra đời và phát triển của các loại vật liệu xây dựng mới đã tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành xây dựng ở hiện tại và trong tương lai. Đặc biệt là hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường xanh, an toàn, tiết kiệm theo chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Trả lời