Bóc tách khối lượng là gì? Quy trình bóc tách khối lượng

Khối lượng vật liệu, số lượng nhân công, máy móc là cơ sở để tính toán chi phí xây dựng. Vì thế, việc bóc tách khối lượng xây dựng công trình đúng quy định sẽ giúp tính toán chi phí thi công chính xác hơn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến quý khách tổng quan về việc bóc tách khối lượng và hướng dẫn thực hiện đối với từng công tác cụ thể: đào, đắp, xây, trát, láng, bê tông, cốt thép, ván khuôn,… Mời quý khách theo dõi!

Bóc tách khối lượng là gì?

Tại sao phải bóc tách khối lượng?
Tại sao phải bóc tách khối lượng?

Bóc tách khối lượng là công đoạn xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể trước khi thi công dựa vào kích thước, số lượng thể hiện trên bản vẽ thiết kế. Từ đó làm cơ sở cho việc xác định chi phí đầu tư, xây dựng công trình và lập bảng khối lượng khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Bóc tách khối lượng đúng, đủ sẽ giúp quý khách chủ động được việc chuẩn bị vật tư, nhân công, máy móc, tránh trường hợp thừa vật tư gây lãng phí hoặc vật tư không đủ để thi công.

Quy trình bóc tách khối lượng

Tính toán bóc tách khối lượng trước khi thi công
Tính toán bóc tách khối lượng trước khi thi công

Việc tính toán khối lượng là mối quan tâm hàng đầu của những người tham gia công tác xây dựng. Để bóc tách khối lượng chuẩn xác, người kỹ sư sẽ cần phải thực hiện theo quy trình sau đây.

Bước 1: Nghiên cứu, kiểm tra bản thiết kế công trình

Vai trò của kỹ sư – người bóc tách khối lượng rất quan trọng đối với toàn bộ dự án. Kỹ sư sẽ đọc hiểu bản thiết kế của dự án và biết nhìn những thông số kỹ thuật được thể hiện trên bản thiết kế. Với kỹ năng đọc thông số kỹ thuật đã được đào tạo bài bản, kỹ sư sẽ tiến hành nghiên cứu và kiểm tra xem những thông số này có hợp lý hay không, đảm bảo tiêu chuẩn mà pháp luật quy định về ngành xây dựng hay không. Nhờ đó sẽ hạn chế sai sót có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cả công trình.

Bước 2: Lập bảng tính toán các hạng mục bóc tách

Sau khi nghiên cứu kỹ bản thiết kế, kỹ sư sẽ tiến hành lập một bảng tính để theo dõi các hạng mục cần bóc tách. Việc lập bảng này sẽ giúp nhà thầu quản lý và kiểm soát được những khối lượng đã được bóc tách và các vấn đề phát sinh. Bảng tính toán các hạng mục đo bóc khối lượng yêu cầu chuẩn xác từng chi tiết, vì nó góp phần tạo ra chi phí chung cho toàn bộ dự án. Nếu bỏ sót bất cứ một hạng mục nào thì phần chi phí được hạch toán cuối cùng sẽ không chính xác.

Bước 3: Công tác đo bóc khối lượng theo bảng tính

Công tác đo bóc khối lượng theo bảng tính toán
Công tác đo bóc khối lượng theo bảng tính toán

Công tác đo bóc khối lượng công trình theo quy định của Nhà nước được thực hiện với trình tự sau đây:

  • Phần ngầm: Dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị thi công, ép cọc, nối cọc, đào móng, bê tông lót móng,… Tất cả những công đoạn này trước khi thực hiện cần được tính toán chi phí và liệt kê vào danh mục quản lý cho phép.
  • Phần kết cấu của công trình: Kết cấu công trình bao gồm cột, dầm, sàn, lanh tô, cầu thang, bổ trụ và giằng tường. Mỗi hạng mục thực hiện đều phải được tính toán chi phí trước để có cơ sở quyết toán cho toàn dự án.
  • Giai đoạn hoàn thiện: Cần tính toán thật kỹ lưỡng các hoạt động được thực hiện và những con số cụ thể để không bỏ sót hạng mục, chi phí nào của dự án. Quá trình hoàn thiện gồm rất nhiều hoạt động khác nhau từ xây tường, trát tường đến trang trí phải được tính toán theo số liệu cụ thể trên bản thiết kế tương ứng với mức chi phí cần bỏ ra.
  • Phần điện, nước: Chi phí lắp đặt các thiết bị vệ sinh, điện, đường ống là bao nhiêu cần phải được tính toán chính xác để làm cơ sở cho chủ đầu tư quản lý, kiểm tra dễ dàng hơn.

» Chi tiết: Bảng định mức cấp phối bê tông

Bước 4: Tổng hợp khối lượng xây dựng đã được bóc tách vào bảng tính

Sau khi đã có khối lượng bóc tách là những con số cụ thể, kỹ sư sẽ điền số liệu vào bảng tính. Một kinh nghiệm bóc khối lượng thực tế được rút ra từ những kỹ sư lành nghề là phải có danh sách đầu mục các phần công việc theo trình tự thi công nhằm đảm bảo không bỏ sót bất cứ một mục công việc nào trong quá trình làm việc. Ngoài ra, kỹ sư cần phải nhập số liệu chính xác để tránh gây hiểu lầm và thiệt hại cho chủ đầu tư.

Biểu mẫu bóc tách khối lượng tiêu chuẩn

Căn cứ Quyết định 451/QĐ-BXD ngày 23/05/2017 về việc công bố Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình, Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng, Mỹ Toàn Corp sẽ chia sẻ đến quý khách biểu mẫu bóc tách khối lượng cho công tác xây dựng như sau:

Phụ lục 2 Biểu mẫu bóc tách khối lượng

Phụ lục 3 Biểu mẫu bóc tách khối lượng

Như vậy, bóc khối lượng là công việc rất quan trọng trong quá trình thi công các dự án xây dựng. Để đảm bảo được nguồn ngân sách sử dụng chính xác nhất thì các kỹ sư xây dựng cần phải đo bóc khối lượng để tính toán các khoản chi phí được sử dụng cho mỗi hạng mục thi công hạ tầng khác nhau. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết, quý khách đã hiểu rõ khái niệm và quy trình bóc khối lượng công trình cụ thể. Để tham khảo nhiều thông tin hữu ích khác, quý khách có thể truy cập vào website: mytoan.com.vn.

Trả lời